Liệu bạn đã từng nghe đến chén cổ xe máy hay chưa? Bộ phận này là gì và có tầm quan trọng như thế nào? Và đâu là những ‘bệnh’ mà bạn cần lưu ý?
Để xe máy có thể vận hành êm ái trên đường thì có một bộ phận, tuy nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng mà bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên, đó chính là chén cổ xe máy. Tất cả các thông tin liên quan đến bộ phận này đều sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Chén cổ xe máy là gì?
Chén cổ xe máy là bộ phận cơ khí của xe có nhiệm vụ dẫn hướng và là bộ phận chịu lực tác dụng trực tiếp của giảm xóc trước, tuy nhiên chén cổ được bố trí ở vị trí khuất tầm mắt nên nhiều chủ xe thường không để ý nhiều đến việc kiểm tra thay mới khi chén cổ có vấn đề là điều hết sức nguy hiểm.
Chén cổ được cấu tạo từ 2 vòng bạc đạn, trong và ngoài, và một vòng bi – bạc đạn ở giữa. Khi lắp đặt chúng, chúng ta phải cố định cũng như gắn chặt chúng vào trục vào cổ lái, nên dễ dẫn tới mòn do ma sát.
Chén cổ được xem là một bộ phận rất khó nhận biết được sự hỏng hóc của nó thông qua mắt thường. Tuy nhiên, vẫn có một vài dấu hiệu nhỏ báo hiệu sự hư hỏng mà bạn có thể để ý.
2. ‘Bắt bệnh’ thường bắt được trên chén cổ xe máy
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc xe mới toanh, thì xin chúc mừng, có thể bạn chưa gặp ‘bệnh’ của bộ phận này đâu. Tuy nhiên, đối với một chiếc xe máy đã được sử dụng một thời gian thì lại là một câu chuyện khác. Và đặc biệt là những ai mua xe cũ đã qua sử dụng, thì việc xem xét các dấu hiệu để xem rằng chén cổ xe máy có bị hư hỏng hay không là một việc vô cùng cần thiết bởi vì nó ảnh hưởng rất nhiều vào quá trình vận hành xe máy trơn tru và tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
- Nếu xét ở mức độ nhẹ nhất chính là xe mất lái, xe rất khó điều khiển khiến cho bạn phải bỏ nhiều công sức và sự tập trung hơn trong việc lái xe. Nhưng nếu chén cổ hư hỏng nặng thì nó có khiến cho phược cổ bị gãy, từ đó gây ra những tai nạn đáng tiếc, gây nguy hiểm cho cả bạn và cả những người tham gia giao thông lúc đấy nữa.
- Thông thường, khi chén cổ xe máy bắt đầu hoạt động kém là khi xe máy bạn bắt đầu xuất hiện hiện tượng đầu tiên là rơ lỏng, gây ra các tiếng kêu cụp cụp khi bạn đang lái xe trên đường hay khi phanh xe sẽ bị giật.
- Tiếp theo, khi bạn chạy xe với tốc độ cao thì xe sẽ không đem lại cho bạn cảm giác chắc chắn và thăng bằng nữa. Xe sẽ rung lắc, hoặc chao đầu với biên độ khá lớn. Đặc biệt, nếu bạn bị ngã xe hoặc gặp phải một vụ đụng xe nào đó, thì hãy ngay lập tức kiểm tra chén cổ xe của mình, bởi vì có thể chén cổ của bạn đã bị vỡ hoặc lún rồi đấy.
Tuy rằng mỗi ngày bạn đều sẽ đi xe nên rất khó để nhận ra chén cổ xe máy của mình đã bị hư vì dường như bạn đã quen với tay lái. Tuy nhiên, chỉ cần cẩn thận để ý 1 chút thôi bạn sẽ rất dễ dàng phát hiện ra rằng cổ xe của bạn đã bị cứng lại, từ đó khiến bạn không còn dễ dàng điều khiển nó như những ngày đầu mới sở hữu nó. Đó được xem là cách nhận biết dễ nhất. Lúc này thì tốt hơn hết bạn nên mang xe đi kiểm tra.
3. Nguyên nhân khiến chén cổ xe máy hư hỏng
Vì đây là bộ phận có vai trò dẫn hướng cho xe máy của bạn, nên nó sẽ là nơi chịu lực tác động vô cùng lớn. Bộ phận này cũng rất dễ bị hỏng hóc, đặc biệt nếu có va chạm với thứ gì đó, hay thậm chí nếu bị nước mưa vào hay đất cát bám quá nhiều lên chúng cũng khiến chúng bị hư hỏng. Có thể giải thích bởi vì để chúng hoạt động được phải có dầu, tuy nhiên việc có các tác nhân thiên nhiên tác động vào, khiến cho dầu mỡ của xe bị khô đi, từ đó cổ phuộc sẽ trở nên bị nặng, dẫn tới mất tính dẫn hướng.
Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc làm hư chén cổ xe máy chính là do chất lượng gia công, hoặc là việc các mối hàn được thực hiện một cách cẩu thả, kém chất lượng. Từ đó, khiến cho chất lượng chén cổ đi xuống, chỉ có thể duy trì trạng thái hoạt động tốt trong một thời gian ngắn, và bị hư rất nhanh. Mặt khác, việc chở hàng hóa nặng cũng khiến cho chén cổ xe máy của họ bị giảm tuổi thọ.
4. Hướng dẫn bảo quản chén cổ
Đến đây, sau khi đã rõ nguyên nhân của việc chén cổ xe máy bị hư, thì có lẽ bạn đã rõ hơn trong việc phải bảo quản xe máy của mình như thế nào rồi đấy. Bạn phải tránh để xe mình tiếp xúc với nước mưa cũng như để xe một chỗ quá lâu khiến xe bị bám bụi. Bên cạnh đó, cũng phải hạn chế va chạm có biên độ lớn với những vật khác để đảm bảo chén cổ xe máy không bị ảnh hưởng gì.
Bạn cũng có thể nằm chặt hai đầu trục bánh trước, sau đó từ từ nâng lên, thực hiện động tác tương tự lắc trục để kiểm tra độ ăn rơ của phuộc cũng như chén cổ, thay vì để đến khi xảy ra các hiện tượng trên kia rồi mới phát hiện thì rất có thể đã hơi muộn.
Và hãy nhớ rằng, bất kì sự bảo quản nào cũng không phải là tuyệt đối, và những động cơ này đều cần bảo dưỡng định kỳ. Đối với chén cổ xe máy, khoảng 6 tháng 1 lần bạn hãy thực hiện việc này để kiểm tra và khắc phục nếu có hiện tượng khác lạ.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản liên quan đến chén cổ xe máy, cũng như cách nhận biết hư hỏng và hướng dẫn bảo quản nhằm kéo dài tuổi thọ cho nó.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay với Xe Đẹp Store để được tư vấn miễn phí và tham gia nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhé!